Fe Credit thuộc ngân hàng nào

Fe Credit thuộc ngân hàng nào? Có uy tín không?

Vay tín dụng Fe Credit đang là giải pháp được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người cần tiết gấp. Vậy Fe Credit thuộc ngân hàng nào? Có lừa đảo không? Hãy cùng sigalsamuel.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

I. Fe Credit là gì?

Fe Credit là công ty tài chính chuyên cho vay các khoản

Fe Credit được biết đến là tiền thân của khối tín dụng tiêu dùng thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (viết tắt là VPBank) thành lập vào tháng 2/2010.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2015, Fe Credit đã chuyển đổi thành đơn vị hoạt động độc lập, không trực thuộc ngân hàng VPBank nữa.

Bởi vậy mà Fe Credit chính là công ty tài chính chuyên cho vay các khoản như vay trả góp tiền mua xe, vay tiền mặt, vay thẻ tín dụng… nhờ đó mà mọi người có thể dễ dàng mua những sản phẩm giá trị mà không cần phải thế chấp tài sản.

II. Fe Credit thuộc ngân hàng nào?

Fe Credit trực thuộc VPBank nên có 100% vốn điều lệ của ngân hàng này. Thế nhưng đến tháng 10/2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đã hoàn tất việc bán 49% cổ phiếu điều lệ của công ty tài chính Fe Credit cho SMBC – đây là công ty có 100% vốn sở hữu thuộc Sumitomo Mitsui Financial Group.

1. Ngân hàng VP Bank

Tiền thân của Fe Credit là khối tín dụng tiêu dùng thuộc ngân hàng VPBank

Như đã chia sẻ Fe Credit thuộc ngân hàng nào. Tiền thân công ty tài chính này thuộc VP Bank.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng thành lập vào năm 1993 và là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh của VPBank bao gồm nhiều mảng như tài chính tiêu dùng, bán lẻ, doanh nghiệp, tài sản…

2. Tập đoàn SMBC, SMBCCF

Tháng 10/2021, VPBank đã bán 49% cổ phiếu của công ty tài chính Fe Credit cho SMBC. Đồng thời, Fe Credit cũng được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.

SMBC là một trong những tập đoàn tài chính lớn tại Nhật Bản. Tập đoàn này hoạt động trên nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng toàn cầu như ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, ngân hàng doanh nghiệp…

SMBCCF là công ty tài chính hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh. Tại thị trường châu Á, SMBCCF đã mở một số chi nhánh tại Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong và Đài Loan.

III. Fe Credit cung cấp những sản phẩm tín dụng nào?

Ưu điểm nổi bật của Fe Credit là vay không cần thế chấp tài sản. Bởi vậy để hiểu rõ Fe Credit thuộc ngân hàng nào, bạn đừng bỏ lỡ thông tin về những gói vay tín dụng của công ty tài chính này.

Hiện, Fe Credit cung cấp 3 gói vay tín dụng là vay tiêu dùng cá nhân, vay mua xe máy trả góp và vay mua nhà trả góp. Cụ thể như sau:

1. Vay tiêu dùng cá nhân

Gói vay tiêu dùng cá nhân cho phép khách hàng vay tiền bằng 8 lần thu nhập cá nhân hiện tại và không quá 70 triệu đồng. Thời hạn của gói vay tiêu dùng cá nhân từ 6 đến 36 tháng.

Đối tượng khách hàng áp dụng là từ 21 đến 65 tuổi, là công dân Việt Nam đang sinh sống trên địa bàn có mà Fe Credit kinh doanh, và chứng minh được thu nhập ở thời điểm hiện tại.

2. Vay trả góp mua xe

Fe Credit thuộc ngân hàng nào
Thủ tục các khoản vay tại Fe Credit nhanh chóng, dễ dàng

Gói vay mua xe máy trả góp, khách hàng có thể chọn trường hợp chứng minh thu nhập hoặc không.

Chứng minh thu nhập: Với gói vay này, khách hàng sẽ được vay tối đa 70 triệu, lãi suất 1.66%/tháng và thời hạn từ 6 đến 36 tháng. Gói vay sẽ trả trước cho khách hàng từ 20 đến 80% giá trị của xe máy.

Không cần chứng minh thu nhập: Khách hàng có thể vay không quá 70 triệu, lãi suất 3%/tháng và thời hạn từ 6 đến 24 tháng. Gói vay sẽ trả trước 20% đến 90% giá trị của xe máy.

3. Vay mua hàng gia dụng

Tương tự với gói vay mua xe máy trả góp, nếu chọn dịch vụ chứng minh thu nhập, bạn sẽ được vay tối đa 16 triệu, lãi suất 1.51%/tháng và thời gian từ 6 đến 12 tháng và kèm theo hàng hóa mua giá trị lúc đó sẽ trả trước 30%.

IV. Rủi ro khi vay tín dụng Fe Credit

Vay tín dụng tại Fe Credit tồn tại một số rủi ro

Vay tiêu dùng tín chấp Fe Credit rất đơn giản, khách hàng không cần phải thế chấp tài sản. Thế nhưng, đi cùng với đó là những thách thức phải đối mặt như lãi suất cao, sự hạn chế về mặt pháp lý.

Vì thế, nếu có nhu cầu cần tiền mặt gấp thì khách hàng nên đánh giá năng lực tài chính kỹ lưỡng, mức lãi suất. Một số vấn đề mà bạn nên lưu ý như sau:

Rủi ro lãi suất: Khác với các ngân hàng thông thường với mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%. Tuy nhiên, Fe Credit có mức lãi suất cao, bình quân khoảng 1.3% đến 7%/tháng, thậm chí có thể lên đến 84%/năm.

Rủi ro về mặt pháp lý: trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc không thanh toán cho công ty tài chính Fe Credit thì bạn sẽ vướng vào những tình huống rắc rối về mặt pháp lý.

Những rủi ro khác:

  • Các điều kiện vay cá nhân có thể bị nhầm lẫn dẫn đến những hiểu lầm trong hợp đồng.
  • Ký hợp đồng giúp người thân, bạn bè… rồi không thanh toán sẽ khiến bạn phải là người chịu trách nhiệm thanh toán các khoản vay đó cho Fe Credit.
  • Thông tin cá nhân có thể bị Fe Credit chia sẻ cho các trang làm giả hồ sơ vay vốn.
  • Thường xuyên bị gọi nhắc nợ, mở thẻ tín dụng…

V. Fe Credit liên kết với ngân hàng nào?

Fe Credit liên kết với nhiều ngân hàng trong nước

Đáng chú ý, Fe Credit làm việc với nhiều ngân hàng trên cả nước để khách hàng có thể thanh toán thuận tiện hơn.

Vậy ngoài Fe Credit thuộc ngân hàng nào, thì công ty tài chính này còn liên kết với những ngân hàng nào.

Theo đó, Fe Credit liên kết với các ngân hàng như VP Bank, BIDV, Agribank…

Do đó, bạn có thể đến bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch của những ngân hàng này để thực hiện giao dịch chuyển tiền trả góp định kỳ hàng tháng.

Ngoài ra, bạn không chỉ thanh toán bằng tiền mặt mà còn có thể thanh toán trực tuyến từ các ứng dụng banking của các ngân hàng, ví điện tử.

Việc Fe Credit liên kết với các ngân hàng trong nước đã mang đến cho nhiều khách hàng những hình thức trả góp đa dạng, đơn giản và thuận tiện.

VI. Kết luận

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được Fe Credit thuộc ngân hàng nào cũng như có nên vay tín chấp tại công ty tài chính này hay không. Nhìn chung, việc vay tín chấp sẽ phụ thuộc vào từng điều khoản, điều kiện. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh gặp phải rủi ro sau này. Đừng quên theo dõi chuyên mục kinh doanh để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.